Thơ Lý Hạ

Ảnh cuốn Lý Hạ ca thi thiên.

Trong lịch sử văn học, Lý Hạ thường được xem là một nhà thơ thuộc kỷ nguyên Trung Đường, kéo dài từ cuối thế kỉ 8 đến đầu thế kỉ 9.[21] Những nguồn ảnh hưởng lên lối sáng tác của Lý có thể kể đến danh sĩ tiền bối đương thời Mạnh Giao và Hàn Dũ.[22] Lối làm thơ của Lý Hạ cũng được xem là chịu ảnh hưởng từ các yếu tố shaman của Sở Từ và phong cách bình dị của Lý Bạch.[22]

Cho đến nay khoảng 240 bài thơ[lower-alpha 8] của Lý Hạ còn sót lại.[23] Cuốn Tân Đường thư cho biết có rất ít bài thơ của Lý được lưu trữ bởi những sáng tác đó đều mang màu sắc độc lạ cũng như do Lý mất sớm.[24] Giai thoại trong cuốn Thái bình quảng ký (太平广记) kể rằng một người anh họ của Lý được vị thi sĩ đề nghị biên soạn một tập thơ cho ông, nhưng vì người này không ưa Lý nên đã bí mật vứt hết đống thơ đó đi.[24]

Ngày nay có hai tập thơ của Lý Hạ còn sót lại, đó là Lý Hạ ca thi thiên (giản thể: 李贺歌诗篇; phồn thể: 李賀歌詩篇; bính âm: lǐ hè gē shī piān) và Ngoại tập (tiếng Trung: 外集; bính âm: wài jí).[1] Lý Hạ tiểu truyện miêu tả Lý là một nhà thơ chuyên cần. Ông luôn xách bên mình chiếc túi gấm cũ để mỗi khi nảy ra một ý thơ trên đường du ngoạn, ông liền ghi chép lại nó và bỏ vào trong túi.[25] Sau khi trở về nhà, ông sắp xếp các câu thơ đã viết thành một bài thơ hoàn chỉnh.[26]

Những tác phẩm của Lý Hạ luôn độc nhất vô nhị với màu sắc kỳ dị và khác thường, do đó ông mới được gắn cho cái nghệ danh Thi Quỷ.[27] Hầu như không có bài thơ nào của Lý được viết theo lối cận thể (近體詩), bên cạnh đó những sáng tác của ông thường xuyên dùng những từ mang điểm gở như "lão" (tiếng Trung: 老; bính âm: lǎo) và "tử" (tiếng Trung: 死; bính âm: sǐ).[1] Trong những bài thơ như "Thiên thượng dao" (天上謠) và "Mộng Thiên" (xem bên dưới), ông viết theo lối gợi lên thế giới của thượng đế và Đức Phật.[1]

夢天[28]Mộng Thiên"Dịch nghĩa"
老兔寒蟾泣天色,雲樓半開壁斜白。玉輪軋露濕團光,鸞佩相逢桂香陌。黃塵清水三山下,更變千年如走馬。遙望齊州九點煙,一泓海水杯中瀉。Lão thố hàn thiềm khấp thiên sắc,Vân lâu bán khai bích tà bạch.Ngọc luân loát lộ thấp đoàn quang,Loan bội tương phùng quế hương mạch.Hoàng trần thanh thuỷ tam sơn hạ,Canh biến thiên niên như tẩu mã.Dao vọng Tề Châu cửu điểm yên,Nhất hoằng hải thuỷ bôi trung tả.Thỏ già, cóc lạnh khóc tạo nên sắc trờiLầu mây hé mở, tường bạc nghiêng nghiêng.Bánh xe ngọc lăn sương, quầng sáng ướt,Đeo ngọc bội chim loan, tương phùng trên đường toả mùi hoa quế.Dưới ba quả núi, bụi vàng, nước trong,Nghìn năm thay đổi tựa ngựa phi.Nhìn từ xa, Tề châu chỉ là chín điểm khói,Nước sâu một biển đổ vừa một cái chén.

Ngòi bút của Lý Hạ cũng mang đến những nét miêu tả kỳ lạ về thế giới ma quỷ trong các bài thơ "Thu lai" (秋来) và "Thần huyền khúc" (神弦曲).[1] Bút pháp tượng trưng tâm linh mà Lý dùng trong các bài thơ sau này còn khiến cho nhiều độc giả "khó có thể lĩnh hội" được.[29] "Thần huyền khúc" là tên của một ca khúc dân gian nổi tiếng, xuất hiện sớm nhất vào thời Lục triều và Lý đã vay mượn tên của ca khúc này cho thơ của ông.[30] Ca khúc có xuất xứ tại ở vùng Nam Kinh, là một bài ca lễ nghi dùng trong các buổi lễ tôn giáo để mời gọi các vị thần linh.[30] Thơ của Lý miêu tả thế giới siêu nhiên nhưng không giống với nội dung trong nguyên tác dân gian.[30] Ông thường xuyên kết hợp những hình tượng màu sắc và cảm quan trong thơ của mình, chẳng hạn như trong hai bài "Thiên thượng dao" và "Tần vương ẩm tửu" (xem bên dưới).[1]

秦王飲酒[31]Tần vương ẩm tửu"Dịch nghĩa"
秦王騎虎遊八極,劍光照空天自碧。羲和敲日玻璃聲,劫灰飛盡古今平。龍頭瀉酒邀酒星,金槽琵琶夜棖棖。洞庭雨腳來吹笙,酒酣喝月使倒行。銀雲櫛櫛瑤殿明,宮門掌事報一更。花樓玉鳳聲嬌獰,海綃紅文香淺清,黃娥跌舞千年觥。仙人燭樹蠟煙輕,青琴}醉眼淚泓泓。Tần vương kỵ hổ du bát cực,Kiếm quang chiếu không thiên tự bích.Hy Hòa xao nhật pha ly thanh,Kiếp khôi phi tận cổ kim bình.Long đầu tả tửu yêu tửu tinh,Kim tào tỳ bà dạ trành trành.Động Đình vũ cước lai xuy sính,Tửu hàm hát nguyệt sử đảo hành.Ngân vân trất trất dao điện minh,Cung môn chưởng sự báo nhất canh.Hoa lâu ngọc phượng thanh kiều trữ,Hải tiêu hồng văn hương tiên thanh,Hoàng nga điệt vũ thiên niên quang.Tiên nhân chúc thụ đới yên khinh,Thanh cầm túy nhãn lệ hoằng hoằng.Tần vương cưỡi hổ du tám cực,Ánh kiếm chiếu lên trời xanh biếc.Hy Hòa cưỡi mặt trời, pha lê rung,Khói loạn nghìn xưa đã lắng chìm.Rót chén đầu rồng mời sao rượu,Đêm nghe Tỳ bà gãy tưng tưng.Mưa Động Đình êm như sênh thổi,Trong men say muốn khiến trăng đổi hướng.Mây bạc lát đan bừng điện ngọc,Cửa cung chưởng sự báo sang canh.Lầu hoa, phượng ngọc âm thanh du dương,Lụa thêu màu đỏ tỏa hương thanh,Cô gái áo vàng nhảy điệu chúc vạn tuế.Người tiên đốt đuốc khói nhẹ vòng,Đàn lặng mắt say lệ rưng rưng.

Phong cách làm thơ của Lý Hạ được mệnh danh là Trường Cát thể (giản thể: 长吉体; phồn thể: 長吉體; bính âm: cháng jí tǐ) bởi các nhà phê bình sau này, đặt theo tên tự của ông.[32] Học giả đời Tống Nghiêm Vũ (严羽) liệt Trường Cát thể là một trong những lối sáng tác tự sự thường xuyên được bắt chước.[33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lý Hạ http://www.ly.gov.cn/tzly/zsxm/ly/349533.shtml http://www.cjvlang.com/Pfloyd/index.html http://www.cjvlang.com/Pfloyd/liho.html http://eprints.lib.hokudai.ac.jp/dspace/bitstream/... http://reposit.lib.kumamoto-u.ac.jp/bitstream/2298... http://teapot.lib.ocha.ac.jp/ocha/handle/10083/106... http://ir.library.osaka-u.ac.jp/dspace/bitstream/1... http://www.ritsumei.ac.jp/acd/cg/ir/college/bullet... http://ir.lib.u-ryukyu.ac.jp:8080/bitstream/123456... http://repository.dl.itc.u-tokyo.ac.jp/dspace/bits...